Thời gian dịch bệnh kéo dài vừa qua đã tác động không nhỏ đến thói quen sinh hoạt và lối sống của nhiều người. Việc hạn chế tập thể dục thể thao và ăn uống không điều độ đã khiến tăng cân là vấn đề nhiều người gặp phải. Rất nhiều phương pháp giảm cân đã được áp dụng nhưng đều thất bại. Để lấy lại vóc dáng đón tết sắp tới, hãy thử sử dụng phương pháp giảm cân gián đoạn mà không cần luyện tập. Sotayeva.com sẽ mách bạn phương pháp nhịn ăn gián đoạn là gì và những lợi ích của nó mang lại trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhịn ăn gián đoạn là gì?
Nhịn ăn gián đoạn hay Intermittent fasting là gì? Đây một chế độ mà bạn chỉ được ăn uống bình thường vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày hay tuần và toàn bộ thời gian còn lại sẽ nhịn hoàn toàn hoặc nạp rất ít calo vào cơ thể. Đây là phương pháp được sử dụng nhằm mục đích giảm cân, cải thiện sức khỏe hay chỉ đơn giản là đơn giản hóa lối sống của mình.
Khác với các phương pháp khác, nhịn ăn gián đoạn sẽ không quy định lượng calo hay loại thực phẩm cụ thể mà chỉ giới hạn về mặt thời gian ăn uống. Phương pháp này sẽ thúc tiến thành phần cơ thể thay đổi như tỷ lệ phần trăm mỡ, cơ, xương, body composition và nước trong cơ thể thông qua giảm cân nặng và mỡ. Đồng thời, các chỉ số sức khỏe liên quan đến nồng độ cholesterol và huyết áp tăng lên. Vì thế mà đây được coi là “thời gian biểu ăn uống” hơn là chế độ ăn kiêng.
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn IF được rất nhiều chị em áp dụng để giảm cân (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Khung giờ ăn giảm cân
Nguồn gốc của nhịn ăn gián đoạn
Nguồn gốc của phương pháp nhịn ăn gián đoạn là gì, chính là xuất phát từ việc nhịn ăn truyền thống. Đây là một nghi thức phổ biến được áp dụng vì tâm linh và lợi ích cho sức khỏe được Plato, Socrates và các nhóm tôn giáo mô tả. Theo đó, quá trình nhịn ăn thường có yêu cầu kéo dài từ 12 giờ cho đến một tháng. Phương pháp này có thể đòi hởi việc nhịn ăn uống hoàn toàn hoặc có thể sử dụng với một lượng giới hạn. Chế độ ăn uống ít calo kéo dài có thể làm thay đổi sinh lý khiến cơ thể thích nghi với tình trạng thiếu calo sẽ ngăn cản cân nặng giảm hơn nữa.
Nhịn ăn gián đoạn sẽ xoay vòng những mức calo thấp trong một thời gian ngắn và ăn uống bình thường để giải quyết được vấn đề trên. Nhờ đó có thể ngăn chặn sự thích nghi thiếu hụt calo của cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra đây là phương pháp có hiệu quả giảm cân không thực sự vượt trội hơn với chế độ ăn ít calo kéo dài.
Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn là gì
Rất nhiều cách thực hiện nhịn ăn gián đoạn, tuy nhiên đều có đặc điểm chung là xen kẽ các khoảng thời gian được ăn uống bình thường với thời gian nhịn ăn.
Một số hình thức nhịn ăn gián đoạn phổ biến phải kể đến:
- Phương pháp nhịn ăn gián đoạn 16/8: hay còn gọi là phương pháp Leangains. Trong đó, thời gian ăn uống hàng ngày được giới hạn còn 8 tiếng. Ví dụ như khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 8 giờ tối bạn sẽ được ăn uống bình thường và 16 tiếng sau đó sẽ nhịn.
- Phương pháp ăn – ngừng ăn – ăn: Nhịn ăn trong suốt 24 giờ liên tục với cường độ một hoặc 2 lần trên tuần. Ví dụ như không ăn từ bữa tối ngày hôm nay cho đến bữa tối của ngày mai.
- Chế độ ăn 5:2: Lượng calo tiêu thụ từ 500 – 600 vào hai ngày không liên tục trong tuần, năm ngày còn lại ăn bình thường.
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn sẽ giảm lượng calo nạp vào giúp giảm cân, tuy nhiên phương pháp 16/8 được nhiều người áp dụng nhất, bền vững và dễ thực hiện nhất.
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn 16/8 là gì. Nhịn ăn gián đoạn 12 tiếng (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Không ăn sáng có sao không?
Lợi ích của nhịn ăn gián đoạn là gì?
Nhịn ăn gián đoạn có tác dụng gì? Phương pháp này có những lợi ích phải kể đến như:
- Giảm cân: Nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân, giảm mỡ bụng mà không cần tính toán lượng calo hay thực phẩm nạp vào nghiêm ngặt như một số chế độ ăn kiêng khác.
- Giảm phản ứng viêm: Nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm các chất chỉ điểm phản ứng viêm – đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh mãn tính theo một số nghiên cứu.
- Cải thiện tình trạng kháng insulin: Lượng đường trong máu được giảm từ 3 – 6%, nồng độ insulin lúc đói giảm từ 20 – 30% nhờ nhịn ăn gián đoạn. Đây là phương pháp giúp cải thiện vè ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Nồng độ cholesterol LDL, triglyceride, lượng đường trong máu, các chất chỉ điểm phản ứng viêm, kháng isulin được giảm thiểu bằng nhịn ăn gián đoạn.
- Giảm nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhịn ăn gián đoạn có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
- Làm chậm quá trình lão hóa: Nhịn ăn gián đoạn giúp kéo dài tuổi thọ.
- Cải thiện sức khỏe não bộ: Phương pháp này làm tăng hormone BDNF là loại hormone làm giảm căng thẳng cho não. Nó còn hỗ trợ cho sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer.
Nhịn ăn gián đoạn đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch (Ảnh: Internet)
Tác hại của nhịn ăn gián đoạn
Lợi ích của nhịn ăn gián đoạn là gì chúng ta đã thấy rất rõ, tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo các chuyên gia, phương pháp nhịn ăn gián đoạn vẫn có thể gây tăng cân. Bởi nhịn đói trong một thời gian dài sẽ khiến nhiều người ăn uống không kiểm soát sau đó. Việc nạp nhiều calo hơn nhu cầu sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể tăng lên ngay cả khi nhịn ăn liên tục 12 – 16 tiếng mỗi ngày.
Việc nhịn ăn trong thời gian dài có thể làm đường huyết giảm, gây cảm giác chóng váng, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Những người mặc bệnh nền được khuyến cáo nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Người bị tiểu đường tuýp 1, đang điều trị tiểu đường nếu sử dụng chế độ này rất dễ gặp phải phản ứng không mong muốn.
Lượng thức ăn bị hạn chế dung nạp vào cơ thể có thể gây ra tình trạng rối loạn ăn uống. Lượng calo không phù hợp với nhu cầu của cơ thể mỗi ngày có thể gây ra thiếu hụt chất dinh dưỡng, khả năng miễn dịch giảm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhịn ăn gián đoạn tiềm ẩn rủi ro thường gặp nhất là giảm đường huyết cơ thể (Ảnh: Internet)
Những ai không nên áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn
Phương pháp này có nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp. Để nhịn ăn gián đoạn đúng cách, những đối tượng sau đây cần chú không nên sử dụng phương pháp này:
- Trẻ em dưới 18 tuổi đang trong độ tuổi phát triển
- Người có bệnh lý về dạ dày
- Người bệnh đái tháo đường mức độ nặng đang điều trị bằng thuốc
- Những người thiếu cân hoặc có tiền sử rối loạn ăn uống
Kết
Trên đây, Sotayeva.com đã cùng bạn đi giải đáp những ưu và nhược điểm của phương pháp nhịn ăn gián đoạn là gì. Phương pháp này dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về phương pháp này nhưng đã có rất nhiều người áp dụng thành công. Chủ đề giảm cân với các chị em vẫn chưa bao giờ hết hot. Hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một chế độ ăn kiêng hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Khi áp dụng bất cứ chế độ ăn nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ và chuyên gia để có được hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.