Mì tôm hay mì ăn liền, mì gói là một món ăn nhanh vô cùng tiện lợi được người dân ở các nước Đông Nam Á vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, mì tôm có nhiều tác hại không ngờ tới đối với sức khỏe mẹ sau sinh. Mẹ sau sinh là đối tượng cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, vì dinh dưỡng là thứ tác động tới nguồn sữa cho con bú và sự phục hồi của người mẹ sau sinh. Cùng sotayeva.com tìm hiểu xem mẹ sau sinh ăn mì tôm được không và mì tôm có những tác hại gì với mẹ bầu sau sinh nhé.
Mục lục
Những thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm
Mì tôm, mì gói hay mì ăn liền chúng ta ăn hằng ngày có thành phần chủ yếu từ bột mì, Protein, chất béo, chất bột đường,… Theo thống kê từ các chuyên gia thì một gói mì tôm có trọng lương 75 gram thì có chứa 51.4 gram Carbohydrat, 13 gram chất béo và 6.9 gram Protein. Thành phần dinh dưỡng này cung cấp khoảng 350 kcal cho cơ thể. Tuy nhiên, vì lượng calo này chứa nhiều Carbohydrat nên nó sẽ khiến cơ thể tăng tới 33,7% chất béo, và nó không tốt cho những người đang muốn giảm cân và muốn cải thiện sức khỏe tim mạch.
Nếu phân tích từng thứ trong một gói mì thì vắt mì sẽ được làm từ bột mì, dầu ăn, bột nghệ tươi, bột trứng, muối, chất điều vị,… Và sở dĩ mì tôm có hương vị hấp dẫn đến vậy chính là do gói gia vị bên trong, thông thường các gói gia vị của mì tôm bao gồm:
- Bột soup: Đây là gia vị được làm từ muối, tiêu, đường, bột tôm,…
- Gói dầu: Gồm các thành phần như tỏi, ớt, hành, rau,…
- Gói hành: Gồm tôm, trứng, thịt, rau,…
Ngoài ra thì ở một số loại mì thì các gói gia vị còn có chiết xuất nấm men, màu thực phẩm, hương liệu, các chất điều vị,…Chính vì vậy, có thể thấy các thành phần của mì tôm dù rất giàu năng lượng nhưng lại mất cân bằng về dinh dưỡng. Điều này là nguyên chính mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên nếu có ăn mì tôm thì nên chế biến cùng các loại rau củ khác để cân bằng dinh dưỡng. Dù mì tôm là một món ăn nhanh, tiện lợi nhưng chỉ nêu sử dụng cho bữa phụ và không thể thay thế cho bữa chính.
Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Thành phần chính của mì tôm là gì (Ảnh: Internet)
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10+ những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai
Mẹ bầu sau sinh ăn mì tôm được không
Thực chất, mì tôm vốn là một thực phẩm nhiều năng lượng, nếu được chế biến cùng rau củ và thịt sẽ giúp cơ thể có được đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh thì nên hạn chế hoặc dừng hẳn việc ăn mì tôm. Sau sinh nở, phụ nữ sẽ cần một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ để có thể đưa cơ thể mình phục hồi sau quá trình vượt cạn. Dù mì tôm là một thực phẩm nhiều năng lượng nhưng dinh dưỡng mà nó mang lại rất mất cân bằng dinh dưỡng, điều này không tốt với phụ nữ sau sinh một chút nào.
Hơn nữa, mì tôm lại có rất nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và nó không hề tốt với sức khỏe một chút nào, đặc biệt đối với cơ thể nhạy cảm của mẹ sau sinh. Chính vì vậy, kho đọc đến đây các bạn cũng đã tự trả lời cho mình câu hỏi sau sinh có nên ăn mì tôm hay không rồi nhé. Mì tôm vừa là thực phẩm khiến mẹ bầu thiếu chất mà nó còn có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ do lượng dầu chiên trong mì tôm.
Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe cũng đã khuyến cáo mẹ sau sinh không nên ăn mì tôm mà cần ăn uống hợp lý, khoa học để cơ thể khỏe mạnh và có nguồn sữa cho con bú chất lượng.
Sau sinh có nên ăn mì tôm không (Ảnh: Internet)
Tác hại khôn lường của mì tôm đối với mẹ sau sinh
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và y bác sĩ về sức khỏe mẹ bầu thì nếu mẹ bầu sau sinh sử dụng quá nhiều mì tôm sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sau:
Ít sữa hoặc mất sữa
Câu hỏi ăn mì tôm có bị mất sữa không là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu đặt ra trên các hội nhóm, diễn đàn về làm mẹ. Theo như thông tin sotayeva nhận được thì mì tôm có thành phần chủ yếu là lúa mạch nên sẽ gây ra hiện tượng giảm sữa hoặc mất sữa cho các mẹ.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Sau khi sinh, nếu mẹ bầu ăn nhiều mì tôm sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, thậm chí còn khiến rối loại chức năng gan thận vì mì tôm có chứa muối và nhiều chất phụ gia khác không tốt cho sức khỏe.
Khiến cơ thể bị nóng
Ăn mì tôm bị nóng trong người là hiện nướng xảy ra ở bất cứ ai, không chỉ riêng ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể phản ứng lại như nổi mụn và thúc đẩy quá trình lão hóa trong cơ thể.
Loãng xương
Đây là nguy cơ ít phổ biến nhất trong mì tôm, tuy nhiên việc sử dụng mì tôm quá nhiều cũng sẽ khiến cơ thể bị loãng xương.
Tác hại của mì tôm với mẹ bầu sau sinh (Ảnh: Internet)
Vì vậy, với những nguy cơ kể trên thì mẹ sau sinh không nên sử dụng mì tôm trong thời gian ở cữ. Theo các chuyên gia, khi mẹ bầu sau sinh đã ngoài 3 tháng thì có thể nới lỏng dần chế độ ăn vì đây là thời điểm cơ thể mẹ đã ổn định hơn. Lúc này, các mẹ có thể ăn mì tôm kèm theo các thực phẩm, rau củ khác, nhưng không nên ăn quá nhiều các mẹ nhé.
Tạm kết
Trên đây là chia sẻ của sotayeva.com về câu hỏi của các mẹ bỉm sữa là sau sinh ăn mì tôm được không. Có thể thấy, dù cho mì tôm là một món ăn với nhiều dinh dưỡng, năng lượng nhưng chúng ta không thể ăn thay thế bữa chính. Hơn nữa, mì tôm cũng mang lại rất nhiều tác hại không ngờ đối với các mẹ bầu mới sinh. Hãy tự mình xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để có thể có một cơ thể khỏe mạnh hơn, từ đó có được nguồn sữa thật tốt cho các bé. Chúc các mẹ mạnh khỏe và luôn vui vẻ.
Sam Sam – sotayeva.com