Thứ Bảy, 23 Tháng Chín , 2023
Sổ Tay Eva Logo
  • Home
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Sống khỏe
  • Làm đẹp
    • Dáng đẹp
    • Nail xinh
    • Thời trang
  • Mẹ và Bé
    • Dạy con
    • Làm mẹ
  • Yêu bếp
    • Ăn ngon
  • Lifestyle
    • Du lịch
  • Mẹo vặt
No Result
View All Result
  • Home
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Sống khỏe
  • Làm đẹp
    • Dáng đẹp
    • Nail xinh
    • Thời trang
  • Mẹ và Bé
    • Dạy con
    • Làm mẹ
  • Yêu bếp
    • Ăn ngon
  • Lifestyle
    • Du lịch
  • Mẹo vặt
No Result
View All Result
Sổ Tay Eva Logo Mobile
No Result
View All Result
Shopee Shopee

Bầu bao nhiêu tuần thì có tim thai và những điều cần biết về tim thai

Huyền Thanh by Huyền Thanh
16 Tháng Năm, 2022
in Làm mẹ, Mẹ và Bé
0

Mang thai là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn  và quá trình mang thai là một hành trình thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Từ khi bắt đầu mang thai, mỗi ngày cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi mới. Điều mong muốn nhất của mỗi bà mẹ khi mới mang thai chính là nghe được nhịp tim thai của con. Tim thai báo hiệu cho mẹ biết thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Sau khi trễ kinh bao lâu thì có tim thai là điều quan tâm của rất nhiều người. Vậy bao nhiêu tuần thì có tim thai? Để giải đáp thắc mắc này, mời mẹ cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về tim thai trong bài viết dưới đây của Sotayeva.com nhé!

Mục lục

  • 1 Bao nhiêu tuần thì có tim thai?
  • 2 Quá trình hình thành tim thai
  • 3 Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu
  • 4 Mẹ cần làm gì để con mạnh khỏe?
  • 5 Nguyên nhân siêu âm không nghe thấy tim thai
    • 5.1 Sảy thai tự nhiên
    • 5.2 Thai nhi bị rối loạn nhịp tim
    • 5.3 Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe kém chất lượng

Bao nhiêu tuần thì có tim thai?

Vấn đề chậm kinh bao lâu thì có tim thai hay trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? là một trong những kiến thức mà mẹ bầu cần nắm được. Trong quá trình thai nhi phát triển, tim bắt đầu xuất hiện khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai và có thể trước khi mẹ phát hiện ra mình đã có thai. Tim thai thường xuất hiện ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Nhờ vào kỹ thuật siêu âm, mẹ có thể nghe thấy nhịp đập tim thai. Vậy chậm nhất bao nhiêu tuần thì có tim thai? Trong nhiều trường hợp, phải đến tuần thứ 8 – 10 thai kỳ mới nghe thấy tim thai do phụ thuộc vào sự phát triển của phôi thai và chu kỳ kinh nguyệt.

Trong giai đoạn này, tim thai phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Cuối cùng, phát triển hoàn thiện thành 4 buồng tim và van tim. Van tim có vai trò mở và đóng máu để đưa máu từ tim đi khắp cơ thể của thai nhi. Từ tuần thứ 20 trở đi, nhịp đập của tim thai sẽ mạnh mẽ hơn. Lúc này, bố mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe được nhịp tim của bé yêu. Nhịp đập tim thai càng to, rõ ràng chứng tỏ em bé đang phát triển khỏe mạnh, bố mẹ có thể yên tâm.

Bao nhiêu tuần thì có tim thai

Mẹ có thể biết tim thai và nghe được nhịp đập khi siêu âm thai ở tuần 6 – 7 của thai kỳ (Ảnh: Internet)

Quá trình hình thành tim thai

Để giúp mẹ có thể hiểu rõ hơn thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai, cùng tìm hiểu sự hình thành tim thai của bé yêu nhé. Sau khi được thụ tinh ở 1/3 đầu vòi trứng, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung từ giờ thứ 30 trở đi và phân chia theo cấp số nhân 2. Từ tế bào ban đầu, hợp tử sẽ phân chia thành 2 tế bào dính liền nhau rồi tiếp tục phân thành 4, 8, 16,… Sau 5 ngày sẽ phát triển thành một khối nhỏ gọi là phôi bào. Hai ngày tiếp theo, phôi vào được tử cung và chui vào lớp niêm mạc để làm tổ. Ở giai đoạn này, phôi thai sẽ tiết ra HCG có trong nước tiểu, thử bằng qua thử thai sẽ có thể biết được có thai.

Trong giai đoạn phôi thai, trái tim sẽ phát triển từ tấm tim có nguồn gốc từ trung mô mạc. Sau 3 tuần thụ thai tức 5 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, ống tim nguyên thủy bắt đầu hoạt động. Ống tim sẽ tiếp tục phát triển và uốn cong, vách ngăn xuất hiện, hình thành 4 buồng và 2 đường sẽ thoát ra tách biệt. Thời gian 8 tuần sau khi thụ thai, trái tim cơ bản đã phát triển toàn diện.

Khi siêu âm quét qua bộ phận tim, hoạt động của tim có thể được quan sát bằng hình ảnh 2 chiều thời gian thực của tử cung của mẹ khi chiều dài của phôi đỉnh đạt là ≥ 5mm. Đến đây mẹ đã có thể trả lời được túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai. Điều này xuất hiện ở 5 tuần 3 ngày đến 6 tuần 3 ngày của tuổi thai tính từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau 6 tuần thai thì tín hiệu Doppler quang phổ, màu của dòng máu và mạch lớn đang đập có thể quan sát được. Sau 3 tháng đầu thai kỳ, hình ảnh siêu âm và ghi âm Doppler của thai nhi sẽ có thể được thực hiện xuyên sọ.

Dựa vào thời điểm và tiến trình phát triển của tim thai, thì tim thai chỉ có thể được phát hiện nhờ vào việc siêu âm từ tuần thứ 6 trở đi. Nếu chu kỳ kinh nguyệt bị tính sai hoặc tuổi thai để phát hiện tim thai muộn hơn thì có thể ở tuần thứ 8. Đến đây chắc hẳn mẹ bầu đã xác định được rõ bầu bao nhiêu tuần thì có tim thai rồi đúng không.

Quá trình hình thành tim thai

Dấu hiệu có tim thai đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ (Ảnh: Internet)

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Sau khi thử que thử thai kết quả dương tính, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên đi siêu âm thai sớm vào khoảng giữa tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ. Cũng có một số cơ sở y tế không lên lịch siêu âm lần đầu cho đến giữa tuần thứ 11 – 14.

Trong lần siêu âm đầu tiên, việc siêu âm sẽ đánh giá các kết quả dưới đây:

  • Xác nhận có mang thai hay không và thai có nằm ngoài tử cung không.
  • Xác nhận được nhịp tim của thai nhi.
  • Đo chiều dài phôi thai và xác định tuổi thai
  • Đánh giá thai kỳ bất thường

Nhờ vào siêu âm thai, bác sĩ có thể kiểm tra và đánh giá được tình trạng khuyết tật tim bẩm sinh. Hàng năm, có hơn 36.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Đến nay vẫn chưa có thuốc hay phương pháp điều trị bệnh này từ trong tử cung. Tuy nhiên, bệnh này có thể được chẩn đoán và mẹ có thể lựa chọn cơ sở y tế phù hợp giúp chăm sóc tim mạch bé ngay sau khi lọt lòng. Cũng có một số trường hợp cần xử lý ngay sau sinh ra hoặc được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Siêu âm thai lần đầu mẹ sẽ biết được thai nhi đã vào tổ hay chưa và xác định nhịp tim thai (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm

Mẹ cần làm gì để con mạnh khỏe?

Việc biết được bao nhiêu tuần thì có tim thai sẽ giúp mẹ biết được thai nhi vẫn đang phát triển tốt và có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Thai nhi luôn phát triển và liên tục thay đổi trong suốt hơn 9 tháng nằm trong bụng mẹ. Nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trong đó có bộ mã gen. Mẹ hãy tham khảo các chú ý sau đây để em bé có một trái tim khỏe mạnh nhé:

  • Bổ sung axit folic cả trước và trong quá trình mang thai giúp ngăn ngừa bệnh tim và nhiều bệnh dị tật thai nhi khác.
  • Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh đái tháo đường type 2 sẽ cần theo dõi và kiểm tra lượng đường trong máu trong cả thai kỳ. Bệnh tiểu đường có nguy cơ làm thai nhi mắc bệnh tim mạch.
  • Mẹ không sử dụng rượu và các chất kích thích có hại cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu mẹ bầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc hút thuốc lá trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu sẽ có 2% nguy cơ khuyết tật tim thai kể cả các bất thường ở mạch máu và van tim.

Mẹ cần làm gì để con mạnh khỏe

Mẹ nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai để ngăn ngừa bệnh tim cho bé (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân siêu âm không nghe thấy tim thai

Khi đã biết được chậm kinh bao lâu thì có tim thai, ở tuần thứ 6 nếu mẹ đi siêu âm đã thấy phôi thai và tim thai thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Thai nhi sẽ liên tục phát triển, nếu trường hợp thai 6 tuần chậm phát triển chưa có tim thai, không nghe được nhịp đập thì mẹ đừng quá lo lắng. Trước tiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được nguyên nhân và hướng khắc phục nhé. Trên đây mẹ đã xác định được thai nhi bao nhiêu tuần thì có tim thai. Nếu thai nhi vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường mẹ sẽ sớm được nghe nhịp tim của con đập rõ ràng. Nếu tuổi của thai nhi đã lớn mà vẫn không phát hiện tim thai và nhịp đập, có thể do các nguyên nhân dưới đây:

Sảy thai tự nhiên

Đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tim thai đang đập bình thường bỗng nhiên ngưng đập, em bé ngừng phát triển dù sức khỏe mẹ tốt.

Khoảng 50% các trường hợp sảy thai tự nhiên do nguyên nhân nhiễm sắc thể hoặc sự bất thường khi phân chia tế bào.

Nếu mẹ bầu mắc một trong những bệnh dưới đây cũng có nguy cơ sảy thai:

  • Tuyến giáp có vấn đề
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn đông máu
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Tử cung không bình thường, thiểu năng tử cung
  • Mẹ mắc hội chứng đa nang buồng trứng

Một số tác động không mong muốn từ môi trường cũng có thể tác động đến thai nhi, khiến tim ngừng đập và sảy thai như:

  • Stress kéo dài
  • Mẹ hút thuốc lá, ngửi khói thuốc lá, sử dụng chất kích thích, ma túy, uống rượu bia.
  • Tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại

Nguyên nhân siêu âm không nghe thấy tim thai

Xảy thai tự nhiên là một nguyên nhân khiến mẹ không thể nghe thấy được nhịp tim của thai nhi (Ảnh: Internet)

Thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Đây là trường hợp ít gặp thường xuất hiện trong một thời điểm nào đó chứ không ở suốt thời kỳ mang thai. Vấn đề này lành tính và diễn ra tạm thời, tuy nhiên vẫn có rất ít trường hợp thai nhi tử vong.

Thai nhi có nhịp đập thường rơi vào khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nếu nhịp đập của thai nhi cao hơn bình thường, khi bị rối loạn sẽ tăng, chậm hoặc ngừng đột ngột.

Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe kém chất lượng

Các thiết bị siêu âm hiện đại, ống nghe chất lượng rất cần thiết để mẹ nghe được nhịp tim của con rõ ràng. Nhiều trường hợp không xác định được tim thai do lỗi thiết bị khiến nhiều mẹ hoang mang. Nhất là khi thai nhi ở tuần thứ 6 – 8, giai đoạn này tim thai đập yếu mà thiết bị không đủ nhạy để nghe được.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trái cây bổ máu cho bà bầu

Kết

Như vậy, thắc mắc bầu bao nhiêu tuần thì có tim thai của mẹ đã được Sotayeva.com giải đáp chi tiết qua bài viết trên đây. Việc mang thai là cả một quá trình dài mà mẹ cần chú ý. Việc biết được thời điểm trễ kinh bao lâu thì có tim thai để có lịch siêu âm và khám thai sẽ giúp mẹ có những chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cả mẹ và bé. Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự hình thành tim thai nói riêng và sự phát triển chung của thai nhi. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Sam Sam – Sotayeva.com

5/5 - (1 bình chọn)
Previous Post

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai và biết được thai đã vào tử cung?

Next Post

Uống lá gì chống ung thư? #5 loại lá cây chống ung thư hiệu quả, dễ tìm

Related Posts

Những lưu ý khi siêu âm và khám thai lần đầu
Làm mẹ

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai và biết được thai đã vào tử cung?

14 Tháng Năm, 2022
Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm
Làm mẹ

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm để biết đã có thai hay chưa?

13 Tháng Năm, 2022
Bà bầu ăn lựu được không
Làm mẹ

Bà bầu ăn lựu được không? #15 lợi ích tuyệt vời từ quả lựu cho mẹ và bé

13 Tháng Năm, 2022
Các loại trái cây bổ máu cho bà bầu
Làm mẹ

Top #12 loại trái cây bổ máu cho bà bầu, tốt cho bé không thể bỏ qua

12 Tháng Năm, 2022
Tôm nấu với bí đỏ được không
Ăn ngon

Tôm nấu với bí đỏ được không? Cách nấu cháo tôm bí đỏ ăn dặm cho bé

7 Tháng Năm, 2022
Bà bầu ăn mận có tốt không 3
Làm mẹ

Bà bầu ăn mận có tốt không? #9 lợi ích không ngờ từ quả mận cho bà bầu

11 Tháng Năm, 2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất

Nhịn ăn gián đoạn là gì

Nhịn ăn gián đoạn là gì và liệu thực sự có tác dụng giảm cân không?

2 Tháng Mười Hai, 2022
Bệnh gout kiêng gì

Bệnh gout kiêng gì và nên ăn gì để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả?

10 Tháng Mười Một, 2022
Mỡ máu kiêng gì

Mỡ máu kiêng gì? Những nguyên tắc ăn uống cho người mỡ máu cao

3 Tháng Tám, 2022
Huyết áp cao kiêng gì và nên ăn gì

Huyết áp cao kiêng gì, ăn gì để không gặp các biến chứng nguy hiểm?

3 Tháng Tám, 2022
Bí quyết để có hàm răng chắc khỏe 2

Tẩy trắng răng được bao lâu? Bao lâu thì nên tẩy trắng răng một lần?

29 Tháng Sáu, 2022

Bài Viết Đang Hot

Các cách quấn chũn và những lưu ý khi quấn chũn cho bé

Top #5 Cách quấn chũn cho trẻ sơ sinh đúng nhất cho mẹ bỉm sữa

25 Tháng Một, 2022
Bệnh giời leo là gì

Bị giời leo kiêng gì và ăn gì để bệnh nhanh khỏi mà không để lại sẹo?

25 Tháng Sáu, 2022
Cách phối đồ cho tuổi 14

Cách phối đồ cho tuổi 14 cực xinh xắn và dễ thương cho bạn gái

26 Tháng Tư, 2022
Tôm nấu với bí đỏ được không

Tôm nấu với bí đỏ được không? Cách nấu cháo tôm bí đỏ ăn dặm cho bé

7 Tháng Năm, 2022

Giới thiệu

Sổ Tay Eva là chuyên trang chia sẻ kiến thức dành cho phái đẹp với các chủ đề như: Gia đình, làm mẹ, nhà cửa & đười sống, du lịch, mẹo vặt,... Hy vọng đây sẽ là nơi cung cấp những thông tin bổ ích dành cho phái đẹp.

Liên hệ

– Địa chỉ: Số 47 – Ngõ 35 Đông Ngạc – P. Đông Ngạc – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội

– Hotline: 091 141 0593

– Email: lienhe.sotayeva@gmail.com

DMCA.com Protection Status

Chính sách và điều khoản

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap

© Copyright Ⓒ 2021 by sotayeva, All rights reserved

No Result
View All Result
  • Home
  • Nhà cửa & Đời sống
  • Sống khỏe
  • Làm đẹp
    • Dáng đẹp
    • Nail xinh
    • Thời trang
  • Mẹ và Bé
    • Dạy con
    • Làm mẹ
  • Yêu bếp
    • Ăn ngon
  • Lifestyle
    • Du lịch
  • Mẹo vặt

© Copyright Ⓒ 2021 by sotayeva, All rights reserved